>> Mẫu HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC
>> Các điều khoản cơ bản của Hợp đồng
>> LUẬT SƯ TƯ VẤN SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
Tư vấn Hợp đồng |
Khái quát về Hợp đồng Nguyên tắc:
Đầu tiên xin khẳng định Hợp đồng nguyên tắc sẽ là một loại Hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015, đó là một sự thoả thuận về một nội dung vụ việc được xác định nào đó của các bên bao gồm các quyền và nghĩa vụ cụ thể liên quan đến giao dịch. Hợp đồng nguyên tắc không phải là một loại hợp đồng phổ biến được liệt kê trong Bộ luật dân sự nhưng nó là một loại Hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự. Quan trọng của một Hợp đồng là các nội dung điều khoản được thoả thuận trong Hợp đồng chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào tên gọi, tên gọi chỉ là một trong nhưng căn cứ để xác định mong muốn, cũng như bản chất của Hợp đồng khi có một điều khoản nào đó trong Hợp đồng không rõ ràng, gây khó hiểu,...
Nội dung của Hợp đồng nguyên tắc sẽ được xác lập tuỳ vào sự thoả thuận của các bên và nội dung giao dịch cụ thể trong từng giao dịch, nhưng thông thường thì một Hợp đồng nguyên tắc cũng bao gồm tất cả các điều khoản như một Hợp đồng chính thức nhưng trong đó có một nội dung liên quan đến hàng hoá/ dịch vụ cụ thể thì được dẫn chiếu tới một văn bản khác, có thể là Đơn đặt hàng hoặc Phụ lục Hợp đồng. Có thể hiểu đơn giản là Hợp đồng nguyên tắc là một Hợp đồng khung để các bên thực hiện các giao dịch phát sinh sau đó.
Ví dụ một điều khoản về đặt hàng của Hợp đồng nguyên tắc:
Đặt hàng: Khi có nhu cầu, Bên mua gửi cho Bên bán đơn đặt hàng bằng văn bản hoặc fax trong đó nêu rõ số lượng, quy cách, chủng loại hàng hóa, điều kiện giao nhận, thời gian giao nhận, người nhận hàng và điều kiện thanh toán. Bên bán có trách nhiệm xác nhận đơn đặt hàng của Bên mua trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn đặt hàng và thực hiện giao hàng theo đơn đặt hàng. Đơn hàng được Bên bán xác nhận (bằng văn bản hoặc qua Fax) được coi là một bộ phận không tách rời của Hợp Đồng nguyên tắc này.
Trong một số trường hợp thì người ta cũng ký kết Hợp đồng nguyên tắc như là một Hợp đồng hứa mua hứa bán, Hợp đồng hứa thuê hoặc như một Biên bản ghi nhớ. Nhưng theo ý kiến của các Luật sư của LuatsuHopdong.net và dựa trên sự phân tích pháp luật thì việc ký kết Hợp đồng nguyên tắc trong các trường hợp này không thật sự hợp lý mà nên ký kết các loại Hợp đồng như đã đề cập ở trên, trừ trường hợp để bổ sung Hợp đồng để thực hiện một số thủ tục hành chính mà cơ quan nhà nước lại yêu cầu Hợp đồng nguyên tắc chứ không chấp nhận các loại Hợp đồng kia. Từ đây các bạn cũng cảm thấy rằng đa số mọi người vẫn đánh giá Hợp đồng nguyên tắc có giá trị pháp lý cao hơn những loại hợp đồng kia.
Khi nào thì ký kết Hợp đồng nguyên tắc, còn khi nào thì ký kết các hợp đồng chính khác (như Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng mua bán, Hợp đồng cung cấp dịch vụ,...):
Như các phân tích ở trên thì việc ký kết Hợp đồng nguyên tắc thay thế cho các loại Hợp đồng chính thức khi mà các bên chưa thể (hoặc chưa muốn) xác định cụ thể khối lượng hàng hoá/ dịch vụ giao dịch giữa các bên; hoặc có thể các bên muốn hợp tác với nhau trong một khoản thời gian nhất định mà không bắt buộc phải ký kết mỗi Hợp đồng khi có giao dịch phát sinh.
Vì thế cần căn cứ vào 02 tính chất cơ bản của một Hợp đồng nguyên tắc sau đây:
- Hợp đồng nguyên tắc là sự thoả thuận khung, bao gồm tất cả các nội dung như Hợp đồng chính thức nhưng đối với nội dung về hàng hoá/ dịch vụ giao dịch thì thì các bên không thoả thuận cụ thể mà sẽ căn cứ vào các đơn đặt hàng/ phụ lục Hợp đồng sau này;
- Hợp đồng nguyên tắc thường xác lập một khoản thời gian xác định để thực hiện cho các bên. Trong khoản thời gian có hiệu lực của Hợp đồng nguyên tắc thì các bên có thể ký một hoặc nhiều hoặc thậm chí là không có giao dịch thực tế phát sinh nào;
Điểm giống nhau và khác nhau của Hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng chính thức
Có một số ý kiến phân tích, liệt kê một số điểm giống nhau và khác nhau của Hợp đồng nguyên tắc so với Hợp đồng chính thức. Việc này là không cần thiết và thật sự không thể so sánh chủ quan như vậy được vì bản chất một Hợp đồng nguyên tắc cũng là một Hợp đồng vì thế Hợp đồng nguyên tắc có thể thoả thuận những nội dung hoàn toàn giống như một Hợp đồng chính thức và chỉ có một số nội dung sẽ được dẫn chiếu lại.
Lời kết:
Việc ký kết Hợp đồng nguyên tắc có những đặc thù riêng vì thế các bên cần cân nhắc và phân tích để đàm phán, xác lập một Hợp đồng nguyên tắc rõ ràng, chặt chẽ nhất! Đồng thời cũng làm rõ ranh giới giữa Hợp đồng nguyên tắc với Hợp đồng chính thức và với các loại hợp đồng khác để trong những trường hợp cụ thể thì sẽ ký kết các loại Hợp đồng phù hợp nhất. Và một lưu ý cuối cùng là Hợp đồng nguyên tắc cũng phải thoả thuận đầy đủ các điều khoản cơ bản và chi tiết của một Hợp đồng để có cơ chế thực hiện và giải quyết về sau.
---
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư của chúng tôi để hỗ trợ trong quá trình xây dựng, soạn thảo, thẩm định, đàm phán hoặc giải quyết tranh chấp Hợp đồng xin vui lòng liên hệ với LuatsuHopdong.net để được tư vấn, hỗ trợ một cách tốt nhất.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư của chúng tôi để hỗ trợ trong quá trình xây dựng, soạn thảo, thẩm định, đàm phán hoặc giải quyết tranh chấp Hợp đồng xin vui lòng liên hệ với LuatsuHopdong.net để được tư vấn, hỗ trợ một cách tốt nhất.
>> Hotline: 0935 864 357
0 comments:
Post a Comment