HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ

LuatsuHopdong.net – HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ được ký kết giữa Bên mua và Bên bán để thực hiện việc mua bán hàng hoá được thoả thuận giữa các bên. Nội dung Hợp đồng bao gồm các điều khoản cơ bản như: Loại hàng hàng, số lượng, chất lương,...; Giá cả hàng hoá; Điều khoản về giao hàng, thanh toán, xử lý vi phạm,... Khi ký kết HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ các bên cần xem xét đến đối tượng hàng hoá là gì và mình thuộc bên mua hay bên bán mà có những điều khoản phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh những rủi ro có thể phát sinh đối khi thực hiện Hợp đồng.

>> MẪU HỢP ĐỒNG KINH TẾ (Mua bán hàng hoá) 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------


HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Số: …………… /2016/HĐMB


- Căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;
- Căn cứ vào đơn chào hàng ngày ... / ... / 2016 của Bên B. (trường hợp có đơn chào hàng của bên bán và các bên muốn căn cứ vào đơn chào hàng)
- Căn cứ vào nhu cầu và năng lực của các bên.


Hôm nay ngày …. tháng ….. năm 2016 tại [........................], chúng tôi gồm:


BÊN A: BÊN MUA
Tên tổ chức: [………………TÊN CÔNG TY HOẶC TỔ CHỨC…………………….]
Trụ sở: […………………………………….]
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: [………………….]  do [………………….] cấp ngày [………………….] (hoặc quyết định thành lập).
Số Fax: [………………….]  Số điện thoại : [………………….]
Tài khoản Ngân hàng số: [………………….] tại Ngân hàng [………….] - Chi nhánh: [………….]
Họ và tên người đại diện: […………………………………….]
Chức vụ: […………………………………….]
Sinh ngày: […………………………………….]
Chứng minh nhân dân số: [………………….] cấp ngày: […………….] tại: [……………….]
Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: [……………………………….]
Ngày [………………….] do [………………….] lập.



BÊN B: BÊN BÁN
Tên tổ chức: [………………TÊN CÔNG TY HOẶC TỔ CHỨC…………………….]
Trụ sở: […………………………………….]
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: [………………….]  do [………………….] cấp ngày [………………….] (hoặc quyết định thành lập).
Số Fax: [………………….]  Số điện thoại : [………………….]
Tài khoản Ngân hàng số: [………………….] tại Ngân hàng [………….] - Chi nhánh: [………….]
Họ và tên người đại diện: […………………………………….]
Chức vụ: […………………………………….]
Sinh ngày: […………………………………….]
Chứng minh nhân dân số: [………………….] cấp ngày: […………….] tại: [……………….]
Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: [……………………………….]
Ngày [………………….] do [………………….] lập.

Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:

hop-dong-kinh-te
LuatsuHopdong-net chuyên Tư vấn soạn thảo Hợp đồng

Điều 1: Nội dung công việc giao dịch
1. Bên A bán cho bên B số lượng hàng hoá theo thông tin như sau:

Số TT
Tên hàng
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú












Cộng …






Tổng giá trị bằng chữ: ........................................................................................
.............................................................................................................................

Điều 2: Giá cả
Đơn giá mặt hàng trên là giá ………….. theo văn bản ………..(nếu có) …….. của Bên A/Bên B.

(Lưu ý: Các bên có thể thoả thuận giá này là đã bao gồm Thuế Giá trị Gia tăng (VAT) hoặc chưa; đồng thời các bên cũng có thể thoả thuận giá đã bao gồm hoặc chưa bao gồm các chi phí vận chuyển, bốc xếp, giao hàng,...)

Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa
1. Chất lượng mặt hàng [………………….]  được quy định theo [………………….]
2. Quy cách đóng gói mặt hàng [………………….]  phải tuân theo quy định [………………….]
3. .......................................................................................................................

(Lưu ý: Việc quy định về chất lượng và quy cách hàng hoá, đóng gói,... các bên nên quy định cụ thể để tiện đối chiếu và kiểm tra. Đối với chất lượng hàng hoá các bên nên có hàng mẫu để đối chiếu, hàng mẫu này nên được bên bán gửi cho bên mua theo đơn chào hàng và các bên nên lập biên bản và có ký xác nhận để đối chiếu, tránh tình trạng "đặt hàng một đặng giao hàng một nẻo" không đúng như thoả thuận ban đầu nhưng lại không có cơ chế đối chiếu, giám soát, phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại)

Điều 4: Bao bì và ký mã hiệu
1. Bao bì làm bằng: ...........................................................................................
2. Quy cách bao bì ………………….. cỡ ………………….. kích thước .......
3. Cách đóng gói: ..............................................................................................
Trọng lượng cả bì: .............................................................................................
Trọng lượng tịnh: ...............................................................................................

Điều 5: Phương thức giao nhận
1. Bên A giao hàng hoá cho bên B theo lịch trình thời gian và địa điểm như sau:

Số TT
Tên hàng
Đơn vị
Số lượng
Thời gian
Địa điểm
Ghi chú

















2. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên [………………….] chịu toàn bộ.
3. Chi phí bốc xếp mỗi bên chịu một đầu hoặc do bên [………………….] chịu toàn bộ.
4. Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là ……………… đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
5. Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).
Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (các bên có thể chọn Vinacontrol hoặc một bên thứ ba) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì thì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.
6. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ:
- Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;
- Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;
- Giấy chứng minh nhân dân.

Điều 6: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa
1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng ……………… cho bên mua trong thời gian là …………… tháng.
2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần).

(Lưu ý: Vấn đề bảo hành thì Bên mua có thể yêu cầu Bên bán có xác nhận thư bảo lãnh của Ngân hàng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp có lỗi bảo hành mà Bên bán không thực hiện. Bên mua có thể chỉ định Ngân hàng bảo lãnh và nên quy định số tiền bảo lãnh tối thiểu mà Bên bán phải được bảo lãnh để tránh tình trạng số tiền bảo lãnh quá thấp không đủ chi trả khi có lỗi bảo hành mà bên bán không thực hiện. Hoặc Bên mua có thể thoả thuận giữ lại một số tiền (thông thường 5-10%) giá trị hợp đồng sẽ thanh toán cho bên bán khi hết thời hạn bảo lãnh hoặc ký quỹ số tiền này vào Ngân hàng cho đến hết thời hạn bảo hành hàng hoá.)

Điều 7: Phương thức thanh toán
1. Bên A đã đặt cọc/thanh toán lần 1/ tạm ứng trước cho Bên B số tiền là [..................] vào ngày [..................]
2. Bên A thanh toán cho bên B số tiền [..................] bằng hình thức …………….. trong thời gian [..................] kể từ ngày nhận hàng/ ngay khi tiền hành nhận hàng và đầy đủ các chứng từ và hoá đơn VAT kèm theo.
3. Bên A thanh toán cho Bên B toàn bộ số tiền còn lại là [..................] trong thời hạn [..................]  kể từ ngày [..................]

(Lưu ý: Các bên nên thoả thuận chi tiết về các đợt thanh toán cũng như các điều kiện để thanh toán như các chứng từ, hoá đơn tài chính kèm theo để có cơ chế thực hiện tránh tình trang đã thanh toán mà hàng chưa được giao/ hàng giao rồi mà vẫn không được thanh toán dẫn đến công nợ khó đòi.)

Điều 8: Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu cần).
Lưu ý: Chỉ ghi ngắn gọn cách thức, tên vật bảo đảm và phải lập biên bản riêng.

(Lưu ý: Thông thường đối với Hợp đồng mua bán hàng hoá thì biện pháp bảo lãnh/ ký quỹ Ngân hàng thường được các bên áp dụng nhất. Ví dụ: như trong trường hợp mua bán hàng hoá mà Bên mua không tạm ứng/ đặt cọc trước thì để tránh rủi ro Bên bán có thể yêu cầu bên mua phải có ký quỹ/ bảo lãnh ngân hàng để thực hiện hợp đồng, và trong trường hợp Bên mua "dở trò" hoặc không mua nữa mà Bên bán đã chuẩn bị hàng, đã giao hàng mà Bên mua không nhận thì còn có cơ chế xử lý hiệu quả tránh tình trạng khởi kiện kéo dài gây thiệt hại cho Bên bán.)

Điều 9: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng
1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới ………… % giá trị của hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 8%).
2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.

(Lưu ý: Các bên cũng nên thoả thuận các điều khoản phạt do chậm thanh toán hoặc các chế tài do vi phạm việc giao/ nhận hàng hoá cũng như số lượng, chất lượng hàng hoá khi giao hàng không đúng, không đủ,...)

>> Tham khảo thêm quy định: PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO HỢP ĐỒNG

Điều 10: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).
2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án.

(Lưu ý: Đối với Hợp đồng mua bán hàng hoá thì thông thường các bên đều là các tổ chức kinh tế nên các bên cũng có thể  (và nên) chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là Trọng tài để việc giải quyết tranh chấp được giải ra nhanh chóng và thuận lợi cho dù chi phí cao hơn giải quyết bằng Toà án.)


Điều 11: Các thỏa thuận khác (nếu cần)
Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.

Điều 12: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ……… ……. đến ngày ...........................
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên ……….. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.
Hợp đồng này được làm thành …………… bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ ……… bản.


Đại diện bên A 
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


NGUYỄN VĂN A

Đại diện Bên B
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


NGUYỄN VĂN B

Bản quyền thuộc về LuatsuHopdong.net


Share on Google Plus

LuatsuHopdong.net

Chuyên trang Luật sư tư vấn, soạn thảo Hợp đồng - Hotline: 0901 668 919

Comment!

0 comments:

Post a Comment