>> Các điều khoản cơ bản của Hợp đồng
>> Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh là gì?
>> Hợp đồng thuê nhà đất cần lưu ý những gì?
>> LUẬT SƯ TƯ VẤN SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG KINH TẾ
>> TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
Về cơ bản một hợp đồng thường được điều chỉnh chính bởi một trong ba ngành luật chính là: pháp luật dân sự, pháp luật thương mại, pháp luật xây dựng căn cứ dựa trên chủ thể thực hiện và nội dung hợp đồng.
- Lĩnh vực xây dựng thì cơ bản dễ hiểu là nội dung của hợp đồng trong lực vực xây dựng thì sẽ ưu tiên áp dụng các quy định của pháp luật xây dựng.
- Còn sự nhập nhằn giữa pháp luật dân sự và pháp luật thương mại thì sẽ căn cứ vào chủ thể ký hợp đồng mà quyết định Hợp đồng đó sẽ được sự điều chỉnh của pháp luật dân sự hay pháp luật thương mại. Cụ thể Hợp đồng được ký kết giữa các bên là thương nhân sẽ áp dụng pháp luật thương mại, trong trường hợp giao dịch không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân mà bên hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng pháp luật thương mại thì sẽ áp dụng pháp luật thương mại, còn lại sẽ áp dụng pháp luật dân sự.
Sau đây LuatsuHopdong.net xin phân tích lên một số điểm khác biệt cơ bản về vấn đề phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại hợp đồng trong các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật thương mại và pháp luật xây dựng như sau:
MỨC PHẠT VI
PHẠM
|
|
LUẬT THƯƠNG
MẠI 2005
|
BỘ LUẬT DÂN
SỰ 2005
|
Điều 301. Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả
thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8%
giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều
266 (giám định sai) của Luật này.
|
Điều 422. Thực hiện hợp đồng
có thoả thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thoả
thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một
khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt
vi phạm do các bên thoả thuận.
|
PHẠT VI PHẠM
VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
|
|
Điều 307. Quan hệ giữa chế
tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại
1. Trường hợp các bên
không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
2. Trường hợp các bên có
thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt
vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định
khác.
|
3. Các bên có thể thoả thuận
về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi
thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt
hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại.
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi
phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.
|
LUẬT XÂY DỰNG 2014
Điều 146. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
1. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
2. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.
(Điều 1 Nghị định 37/2015: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến hợp đồng xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác áp dụng quy định tại Nghị định này. Và tại Điều 42 có quy định:
Điều 42. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng: Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 146 Luật xây dựng số 50/2014/QH13.)
3. Bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên giao thầu trong các trường hợp sau:
a) Chất lượng công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng hoặc kéo dài thời hạn hoàn thành do lỗi của bên nhận thầu gây ra;
b) Do nguyên nhân của bên nhận thầu dẫn tới gây thiệt hại cho người và tài sản trong thời hạn bảo hành.
4. Bên giao thầu phải bồi thường cho bên nhận thầu trong các trường hợp sau:
a) Do nguyên nhân của bên giao thầu dẫn tới công việc theo hợp đồng bị gián đoạn, thực hiện chậm tiến độ, gặp rủi ro, điều phối máy, thiết bị, vật liệu và cấu kiện tồn kho cho bên nhận thầu;
b) Bên giao thầu cung cấp tài liệu, điều kiện cần thiết cho công việc không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng làm cho bên nhận thầu phải thi công lại, tạm dừng hoặc sửa đổi công việc;
c) Trường hợp trong hợp đồng xây dựng quy định bên giao thầu cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, các yêu cầu khác mà cung cấp không đúng thời gian và yêu cầu theo quy định;
d) Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
5. Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không phù hợp với quy định thì sau khi thực hiện nghĩa vụ hoặc áp dụng biện pháp sửa chữa còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên kia còn bị những thiệt hại khác, mức bồi thường thiệt hại phải tương đương với mức tổn thất của bên kia.
6. Trường hợp một bên vi phạm hợp đồng do nguyên nhân của bên thứ ba, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng trước bên kia. Tranh chấp giữa bên vi phạm với bên thứ ba được giải quyết theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên xâm hại tới thân thể, quyền lợi, tài sản của bên kia, bên bị tổn hại có quyền yêu cầu bên kia gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
8. Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định như sau:
a) Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;
b) Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.
Bản quyền thuộc về LuatsuHopdong.net
0 comments:
Post a Comment