HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU CẦN LƯU Ý GÌ

Luatsuhopdong.net – Hợp đồng ngoại thương nói chung và hợp đồng xuất nhập khẩu nói riêng đều mang tính quốc tế bởi những hợp đồng được ký bởi những chủ thể tại những quốc quốc gia khác nhau trên thế giới, giao dịch bằng ngoại tệ và hàng hóa được dịch chuyển ra khỏi đất nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.

>> Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh là gì
>> Dịch vụ Dịch thuật Hợp đồng
>> Hợp đồng ngoại thương (song ngữ Anh - Việt)
>> Incoterms là gì? Nội dung Incoterms 2010 mới nhất
>> Tư vấn soạn thảo Hợp đồng kinh tế

>> GIỚI THIỆU THẺ DOANH NHÂN APEC: Miễn Visa 21 nước thành viên Khối Apec (*)

Vì tính phức tạp của một hợp đồng xuất nhập khẩu mà khi ký kết và soạn thảo hợp đồng các bên cần lưu ý các điều sau:

Hoạt động xuất nhập khẩu đòi hỏi những hiểu biết pháp lý vững chắc

Lưu ý trong khi đàm phán

Thứ nhất: Cần có được sự thống nhất với nhau trước khi ký kết vì một khi hợp đồng đã được ký thì việc thay đổi là vô cùng khó khăn vì khoảng cách địa lý cũng như sự bất đồng ngôn ngữ có thể làm cho cuộc đàm phán về vấn đề cần sửa đổi hoặc bổ sung không thể diễn ra hoặc bị trì hoãn. Khi đó bên yêu cầu sử đổi, bổ sung hợp đồng thường là bên sẽ gặp nhiều thiệt hại hoặc trở ngại hơn.

Thứ hai: Khi đàm phán hợp đồng cần thỏa thuận tất các vấn đề, tránh bỏ xót một vấn đề nào thì khi đó sẽ phải sử dụng tập quán của các bên. Điều này dường như rất phức tạp vì việc chứng minh một tập quán là chứng minh cho một quá trình diễn ra một hành động hoặc sự việc chứ không còn đơn giản là chứng minh trên giấy tờ hay hóa đơn. Bên cạnh đó, việc chọn cơ quan tài phán cũng cần được chú trọng trong đó cơ quan giải quyết tranh chấp của Singapre hoặc HongKong thường được gợi ý lựa chọn khi các bên có ý muốn đưa tranh chấp ra giải quyết ở các các cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế. Nhưng nếu có thể thì nên chọn các trung tâm trọng tài có trụ sở tại Việt Nam hoặc chọn trọng tài quốc tế nhưng thỏa thuận nơi xét xử tại Việt Nam để hạn chế được chi phí xử lý tranh chấp quá lớn sau này (nếu có).

Thứ ba: Trong hợp đồng không được nêu những điều khoản đã bị cấm trong pháp luật của mỗi bên vì sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Cụ thể như các chất ma túy, cần sa, mại dâm… sẽ bị cấm ở Việt Nam. Tuy nhiên trên thế giới, một số quốc gia (điển hình một số tiểu bang ở Mỹ) đã cho phép mua bán cần sa công khai. Do đó, những giao dịch về mà đối tượng là cần sa không sẽ không được chấp nhận tại Việt Nam.

Thứ tư: Hợp đồng cần trình bày rõ ràng, tránh dùng những từ tối nghĩa hoặc có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Khi tranh chấp xảy ra, nếu mỗi bên hiểu theo một nghĩa “có lợi cho bản thân” khác nhau thì việc giải thích một hợp đồng là mang tính quốc tế là không đơn giản.

Thứ năm: Khi ký kết hợp đồng, người ký cũng như con dấu phải có thẩm quyền ký kết nếu không hợp đồng sẽ vô hiệu. Điều này thường được chú ý và nêu rõ ngay phần đầu hợp đồng. Nhất là trong phần thông tin của doanh nghiệp ngoài mã số thuế, điạ chỉ trụ sở thì họ tên và thông tin người đại diện theo pháp luật phải được kiểm tra, xác nhận. Vấn đề này có thể tìm hiểu trên các trang thông tin về thuế hoặc trên website của công ty đối tác, đặc biệt là các cổng thông tin doanh nghiệp hoặc cơ quan đăng ký/ quản lý kinh doanh của các nước.

Thứ sáu: Hiện nay, các hợp đồng quốc tế hoặc xuất nhập khẩu thường do một bên soạn thảo trước. Do đó cần đọc kỹ và nắm rõ quyền và nghĩa vụ của bản thân để tránh vi phạm hợp đồng và bổ sung, thay đổi những điều khoản lại để có lợi cho mình và tránh rơi vào thế khó. Tốt nhất là nên có đội ngũ chuyên gia chuyên về từng loại hợp đồng đó hoặc có thể thuê một công ty luật/luật sư chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.

Thứ bảy: Ngôn ngữ sử dụng phải là ngôn mà cả hai bên cùng thông thạo hoặc có thể sử dụng hợp đồng song ngữ. Tuy nhiên nếu hợp đồng được ký kết có ít nhất một bên là thương nhân Việt Nam thì lời khuyên là hãy chọn ngôn ngữ Tiếng Anh hoặc Tiếng việt là ngôn ngữ áp dụng khi xảy ra tranh chấp.

Lưu ý về các điều khoản trong hợp đồng

Các điều khoản về hàng hóa: Hàng hóa thường được xác định ngay tại Điều 1 của hợp đồng, kèm theo đó là các chỉ số tiêu chuẩn về chất lượng như độ ẩm, size, và tiêu chuẩn đóng gói. Vấn đề kiểm tra hàng sẽ do các bên thỏa thuận tuy nhiên thường theo hợp đồng xuất nhập khẩu thì hàng sẽ được kiểm tra theo “xác suất” nghĩa là nếu có thì bên mua sẽ chọn một trong rất nhiều sản phẩm để kiểm tra và lấy chất lượng chung cho sản phẩm đó trước khi chấp nhận đặt hàng và khi nhận hàng ở cảng. Dù vậy, chất lượng đã được các bên thỏa thuận hoặc dựa theo hàng mẫu thỏa thuận trong hợp đồng nên sau khi nhận hàng vẫn có thể yêu cầu bên bán bồi thường nếu phần trăm hàng không đạt chất lượng quá cao. Tốt nhất là nên có một phụ lục quy định chi tiết về hàng hóa (tiêu chuẩn, chủng loại, số lượng, chất lượng,…)

Các điều khoản về vận chuyển và bảo hiểm: Thông thường các công ty về xuất nhập khẩu sẽ chọn các quy tắc trong Incoterm để quy định về việc vận chuyển và bảo hiểm. Theo “thói quen” của các thương nhân Việt Nam thì quy tắc FOB (Giao hàng lên tàu) được lựa chọn khi mua hàng và điều kiện CIF (Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí) khi bán hàng. Tuy nhiên theo những chuyển biến thực tế trong quá trình giao dịch thương mại quốc tế cũng như những gì ICC Việt Nam đã khuyến cao thì đã đến lúc cần từ bỏ quy tắc FOB và CIF mà thay vào đó là quy tắc FCA (Giao hàng cho người chuyên chở) và CIP (Cước phí và bảo hiểm trả tới). Bởi trong quá trình bốc dở hàng lên xuống container hiện nay do người vận chuyển thực hiện nên người bán rất khó kiểm soát, do đó những rủi ro trong quá trình bốc dỡ khi chọn hai quy tắc theo khuyến cáo của ICC sẽ được chuyển sang cho người mua khi người bán giao hàng cho hãng tàu vận chuyển tại bãi container (CY) hay cầu bến container (Terminal) ở cảng bốc hàng chứ không phải khi hàng đã bốc lên boong tàu.

Các điều khoản về đồng tiền thanh toán và phương thức thanh toán:

- Cần lưu ý rằng đa số các trường hợp sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam đều bị cấm do đó đối với các hợp đồng giao dịch hàng hóa nói chung đều phải chú trọng về điều khoản chọn đồng tiền thanh toán trong giao dịch để đảm bảo rằng giao dịch sẽ không bị tuyên vô hiệu khi xem xét giải quyết tranh chấp. Các bên ký kết hợp đồng thương mại quốc tế tại Việt Nam cần nắm chắc rằng bản thân và đối tác có phải thuộc vào những trường hơp được sử dụng ngoại hối khi giao dịch tại Việt Nam hay không. Những trường hợp có thể sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam xem tại đây

- Phương thức thanh toán: Phương thức tin dụng chứng từ (L/C) thường được các thương nhân sử dụng trong giao dịch hàng hóa quốc tế. Trong đó cần chú ý về thời gian trả tiền cho bên xuất khẩu được ghi trong hối phiếu (at sight/in sight):
(i) Trả tiền ngay, nếu L/C có giá trị thanh toán ngay- L/C is available by sight payment.
(ii) Cam kết trả chậm dần hoặc trả khi đến hạn, nếu L/C có giá trị thanh toán chậm- L/C is available be Deferred Payment
(iii) Chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền hối phiếu khi đến hạn, nếu L/C có giá trị thanh toán chấp nhận- L/C is available by acceptance.

>> GIỚI THIỆU THẺ DOANH NHÂN APEC: Miễn Visa 21 nước thành viên Khối Apec (*)

---
LuatsuHopdong.net với đội ngũ Luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hợp đồng sẽ nơi đáng tin cậy để quý khách giao phó bản hợp đồng mang lại những quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư của chúng tôi để hỗ trợ trong quá trình xây dựng, soạn thảo, thẩm định, đàm phán hoặc giải quyết tranh chấp Hợp đồng xin vui lòng liên hệ với LuatsuHopdong.net để được tư vấn, hỗ trợ một cách tốt nhất.
>> CÁC DỊCH VỤ LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG
Share on Google Plus

LuatsuHopdong.net

Chuyên trang Luật sư tư vấn, soạn thảo Hợp đồng - Hotline: 0901 668 919

Comment!

0 comments:

Post a Comment