>> Kết cấu mục lục Bộ luật dân sự 2005
>> Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân (BLDS 2005)
>> Hợp đồng mua bán tài sản (theo BLDS 2005)
>> Các điều khoản cơ bản của Hợp đồng
>> LUẬT SƯ TƯ VẤN SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
GIAO DỊCH DÂN SỰ
Điều 121. Giao dịch dân sự
Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Điều 123. Mục đích của giao dịch dân sự
Điều 124. Hình thức giao dịch dân sự
Điều 125. Giao dịch dân sự có điều kiện
Điều 126. Giải thích giao dịch dân sự
Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu
Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của
pháp luật, trái đạo đức xã hội
Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
Điều 130. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên,
người mất
năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự xác lập, thực hiện
Điều 131. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
Điều 132. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe
dọa
Điều 133. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không
nhận thức và
làm chủ được hành vi của mình
Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy
định về hình thức
Điều 135. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần
Điều 136. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự
vô hiệu
Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Điều 138. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi
giao dịch dân sự vô hiệu
CHƯƠNG VI
GIAO DỊCH
DÂN SỰ
Điều 121. Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi
dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi
phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự
nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có
hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Điều 123. Mục đích của giao dịch dân
sự
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp
pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.
Điều 124. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói,
bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử
dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao
dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng
thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Điều 125. Giao dịch dân sự có điều kiện
1. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy
bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh
hoặc hủy bỏ.
2. Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự
không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba
thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của
người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch
dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.
Điều 126.
Giải thích giao dịch dân sự
1. Trong trường hợp giao dịch
dân sự có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao
dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:
a) Theo ý muốn đích thực của các
bên khi xác lập giao dịch;
b) Theo nghĩa phù hợp với mục
đích của giao dịch;
c) Theo tập quán nơi giao dịch
được xác lập.
2. Việc giải thích hợp đồng dân
sự được thực hiện theo quy định tại Điều 409 của Bộ luật này, việc giải thích
nội dung di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 673 của Bộ luật này.
Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều
kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu.
Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu
do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi
phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của
pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung
giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn
trọng.
Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu
do giả tạo
Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách
giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn
giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu
theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp xác lập giao
dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô
hiệu.
Điều 130. Giao dịch dân sự vô hiệu do
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì
theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô
hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của
họ xác lập, thực hiện.
Điều 131. Giao dịch dân sự vô hiệu
do bị nhầm lẫn
Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm
lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn
có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không
chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô
hiệu.
Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho
bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định
tại Điều 132 của Bộ luật này.
Điều 132. Giao dịch dân sự vô hiệu
do bị lừa dối, đe dọa
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa
dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là
vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một
bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính
chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch
đó.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên
hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh
thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình
hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.
Điều 133. Giao dịch dân sự vô hiệu do
người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời
điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà
án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do
không tuân thủ quy định về hình thức
Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện
có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một
hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các
bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời
hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.
Điều 135. Giao dịch dân sự vô hiệu từng
phần
Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưng
không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.
Điều 136. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên
bố giao dịch dân sự vô hiệu
1. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định
tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày
giao dịch dân sự được xác lập.
2. Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 và Điều 129 của
Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
không bị hạn chế.
Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch
dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban
đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật
thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức
thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt
hại phải bồi thường.
---
---
NQ 04/2003/HĐTP hướng dẫn:
II. VIỆC XỬ LÝ HỢP ĐỒNG KINH TẾ
VÔ HIỆU
Điểm a khoản 2 Điều 39 Pháp lệnh
HĐKT quy định: "Các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho
nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp
không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền, nếu tài sản đó
không bị tịch thu theo quy định của pháp luật". Khi áp dụng quy
định này cần phân biệt như sau:
1. Đối với tài sản là động sản
a. Hoàn trả được tài sản đã nhận là
trường hợp bên đã nhận được tài sản từ việc thực hiện hợp đồng kinh tế chưa khai
thác, sử dụng và vẫn bảo quản giữ nguyên được chất lượng, chức năng, công dụng
của tài sản đó. Không chấp nhận việc hoàn trả tài sản tuy đúng chủng loại, chất
lượng, chức năng, công dụng nhưng không phải chính là tài sản đã nhận được từ
việc thực hiện hợp đồng kinh tế đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác
không trái pháp luật.
b. Không thể hoàn trả được tài sản
đã nhận bằng hiện vật khi tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng kinh
tế thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b.1. Đã được đưa vào khai thác, sử dụng;
b.2. Đã bị mất mát, hư hỏng;
b.3. Đã được chuyển giao cho người
khác và đã được đưa vào khai thác, sử dụng hoặc bị mất mát, hư hỏng hoặc quá
thời hạn sử dụng;
b.4. Không còn giữ được chất lượng,
chức năng, công dụng của tài sản mà do lỗi của bên nhận tài sản (ví dụ: người
nhận được tài sản không bảo quản theo đúng quy định);
b.5. Đã bị mất mát một hoặc một số
bộ phận nào đó của tài sản mà không thể khôi phục lại được theo nguyên trạng
khi nhận.
c. Trong trường hợp không thể hoàn
trả được tài sản đã nhận bằng hiện vật được hướng dẫn tại điểm b mục 1 này thì bên nhận tài sản chỉ phải thanh toán bằng tiền cho bên giao tài sản
theo giá đã được các bên thoả thuận, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác
không trái pháp luật.
d. Trong trường hợp hoàn trả tài
sản là ngoại tệ đã nhận thì bên nhận ngoại tệ phải hoàn trả cho bên giao số
ngoại tệ đã nhận được quy đổi ra tiền Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của
ngoại tệ với Đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm nhận ngoại
tệ đã được các bên thoả thuận mà không có tính lãi, trừ trường hợp các bên có
thoả thuận khác không trái pháp luật.
2. Đối với tài sản là bất động sản
hoặc quyền sử dụng đất
Về nguyên tắc chung, việc xử lý tài
sản là bất động sản hoặc quyền sử dụng đất là buộc bên đã nhận được tài sản từ
việc thực hiện hợp đồng kinh tế phải hoàn trả cho bên giao tài sản.
Trong trường hợp bên đã nhận được
tài sản đã tháo dỡ, sửa chữa, làm thêm
mới, đầu tư làm tăng giá trị của tài sản đó, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà
buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, tháo dỡ hoặc thanh toán tiền cho
nhau, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác không trái pháp luật.
3. Trách nhiệm chịu thiệt hại do
hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều
39 Pháp lệnh HĐKT thì trong trường hợp hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn
bộ, thiệt hại phát sinh các bên phải chịu mà không xem xét đến mức độ lỗi của
các bên.
Điều 138. Bảo vệ quyền lợi của người thứ
ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là
động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch
khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực,
trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải
đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ
ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người
thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với
người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở
hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án,
quyết định bị hủy, sửa.
0 comments:
Post a Comment